Trong các bài học về Marketing, tập đoàn Apple luôn được giới kinh doanh lấy làm ví dụ điển hình cho một hệ thống bán hàng và Marketing thành công.
“Táo khuyết” sở hữu một lượng fans vô cùng lớn. Lượng khách hàng hâm mộ này là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của tập đoàn.
Do vậy, chiến lược marketing của Apple đã trở thành chuẩn mực cho cho các công ty muốn đạt đến tầm cao tương tự về danh tiếng và doanh thu.
1. Apple luôn tập trung vào tuyên bố giá trị thay vì là giá
Chắc hẳn đã quá 1 lần bạn thắc mắc vì sao chưa bao giờ thấy “táo khuyết” can dự vào cuộc chiến về giá mặc dù giá sản phẩm họ đưa ra cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác.
Lý do bởi, trong chiến lược marketing của Apple họ tập trung vào đề xuất giá trị thay vì là giá. Đề xuất giá trị là tất cả những thứ trả lời câu hỏi cho khách hàng: Vì sao tôi lựa chọn bạn mà không lựa chọn đối thủ cạnh tranh.
Apple kiên định với cách định giá riêng của mình mặc dù nó cao hơn rất nhiều lần so với đối thủ chính bởi họ có đề xuất giá trị mạnh và tập trung quảng bá giá trị độc đáo của mình.
2. Hãy đơn giản
Nếu chẳng biết gì về Marketing, cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của “táo khuyết” đều thấy nó thực sự rất đơn giản.
Đơn giản nhưng vẫn đẹp và sang trọng. Logo là một quảng cáo với cái tên không thể đơn giản hơn “Apple”.
Trong hoạt động Marketing, Apple chứng tỏ sự đơn giản của mình bằng việc, hãy không có bất cứ thông tin về nơi mua sản phẩm và cách mua sản phẩm. thay vào đó, các quảng cáo và thông điệp tiếp thị luôn rất trực diện – thường đưa ra sản phẩm và để cho sản phẩm tự cất lên tiếng nói.
3. Sử dụng “Product placement”
Trong thời đại công nghệ số 4.0, khách hàng có xu hướng nghe những điều mà người thân, bạn bè, những người đã sử dụng sản phẩm nói về nó thay vì nghe nhà sản xuất tự nói về sản phẩm của mình.
Bất cứ nhà tiếp thị nào cũng có thể để một người có ảnh hưởng sử dụng sản phẩm của họ và chia sẻ nó trên các trang mạng xã hội.
Một khi người ảnh hưởng chia sẻ sản phẩm của bạn và cho những người theo dõi biết rằng nó có lợi ích ra sao thì “hạt giống đã được gieo” và bạn sẽ có thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
4. Tận dụng đánh giá từ khách hàng
Những phản hồi, đánh giá chất lượng sản phẩm từ phía khách hàng là những lời “quảng cáo” đáng tin tưởng và có giá trị nhất. Chiến lược marketing của Apple đã làm rất tốt điều này. Doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể học hỏi theo.
Dùng thử sản phẩm và đổi lại là một đánh giá hoặc nhận xét của khách hàng được xuất hiện trên mạng xã hội hoặc trên một trang review.
Bảo đảm rằng một lời nhận xét phải có tên cá nhân và hình ảnh hoặc avatar. Nếu đó là một mối quan hệ B2B(doanh nghiệp với doanh nghiệp), cần phải thêm đường dẫn (link) đến website của doanh nghiệp đó để chứng minh sự đáng tin cậy.
5. Đại diện cho điều gì đó
Trong marketing, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu vô cùng quan trọng. Từ hình ảnh thương hiệu, khách hàng sẽ biết đến bạn, nhận diện sự khác biệt của bạn so với các đối thủ cạnh tranh.
Vì vậy, hãy nhất quán và chứng tỏ với các khách hàng mục tiêu rằng thương hiệu của bạn rất đáng tin cậy. Khách hàng có thể đặt niềm tin tuyệt đối vào các sản phẩm mang thương hiệu của mình.
6. Không chỉ tạo ra sản phẩm, tạo ra trải nghiệm khách hàng vô cùng quan trọng
Cho dù sản phẩm của bạn có chất lượng thế nào thì khách hàng cũng vẫn lựa chọn đối thủ cạnh tranh (chất lượng thấp hơn chút) nếu bạn không mang đến cho họ một trải nghiệm khách hàng ấn tượng.
Khi họ đã có một trải nghiệm khách hàng đáng nhớ và đủ hấp dẫn sẽ khiến khách hàng quay lại nhiều lần.
Để tạo được một trải nghiệm mà khách hàng nhớ đến một phần liên quan đến nghệ thuật kể chuyện( the art of storytelling) nhằm khơi gợi cảm xúc và bổ sung những khía cạnh cảm quan vào toàn bộ hành trình trải nghiệm.
Điều đó giúp cho khách hàng đắm mình vào những gì họ đang làm chứ không chỉ đơn thuần là mua một sản phẩm.
7. Trò chuyện với khách hàng bằng “ngôn ngữ” của họ
Một yếu tố quan trọng trong Marketing nhưng không phải doanh nghiệp cũng có thể làm tốt được đó là “thấu hiểu khách hàng”. Apple không sử dụng những thuật ngữ đa nghĩa và cách giải thích phức tạp làm hoa mắt khách hàng tiềm năng.
Họ tiếp cận khách hàng bằng việc nghiên cứu kỹ lưỡng đối tượng khách hàng mà mình hướng tới, hiểu cách họ tương tác và trò chuyện trên mạng xã hội.
Tập trung truyền tải những khía cạnh mà họ quan tâm nhiều nhất về sản phẩm và dịch vụ, dùng ngôn ngữ mà họ sẽ sử dụng. Đây là cách tiếp cận khách hàng, các đối thủ cạnh tranh với Apple vẫn chưa làm được.
8. Tạo dựng hào quang và sự bí ẩn quanh những gì mình đang làm
Apple luôn khiến người dùng có cảm giác chờ đợi và tò mò khi các sản phẩm của họ được giữ kín cho tới khi chính thức được ra mắt.
Thông thường, các nhà tiếp thị sẽ nói cho khách hàng biết mọi thứ về sản phẩm như một cách quảng cáo những giá trị của sản phẩm.
Apple làm ngược lại, họ tạo cho khách hàng sự phấn khích khi họ được suy đoán giá trị của sản phẩm.
9. Tập trung vào cảm xúc của khách hàng
Apple đã tạo ra những khách hàng tự nguyện truyền bá cho sản phẩm của họ bởi vì thương hiệu này có thể chạm đến và giữ được khách hàng ở một mức độ cảm xúc.
Các quảng cáo của apple thường thể hiện những người hạnh phúc đang có khoảng thời gian tuyệt vời với những chiếc IPAD và IPHONE của họ thay vì tập trung vào bộ nhớ hay tuổi thọ của pin.
10. Sử dụng hình ảnh
Chúng ta sống trong một thế giới nội dung mà mọi người liên tục bị oanh tạc với những từ ngữ. Đó là lý do vì sao video đang trở thành một công cụ marketing phổ biến.
Nếu được sử dụng tốt, hình ảnh video và âm thanh thuyết phục sẽ ảnh hưởng tuyệt vời hơn đến trải nghiệm của khách hàng.
Thực tế đã cho thấy, Apple đã thành công chói lọi trong thị trường điện tử quốc tế. Chiến lược marketing của Apple phù hợp với tâm lý đối tượng khách hàng hiện đại.
Do vậy, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể học hỏi và áp dụng tương tự vào hệ thống Marketing của tổ chức mình.
Tìm hiểu thêm các kiến thức khác tại Goodweb
Bình luận gần đây